Nếu bạn đang có ý định mở một nhà hàng để kinh doanh nhưng bạn lại đang phân vân mở nhà hàng ăn uống thì cần bao nhiêu vốn? diện tích có cần rộng hay vừa phải ? Những dụng cụ nguyên liệu gì để mở nhà hàng? Và rất nhiều câu hỏi cũng những những thắc mắc của các bạn sẽ được thietkequancafe.com.vn giải đáp cho các bạn tại bài viết này nhé. Hãy đọc bài viết này sẽ cho bạn một chút kinh nghiệm bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng nhé.
Như các bạn đã biết thì việc kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực luôn luôn hot vì nếu thành công thì lợi nhuận của nó đem lại là vô cùng hấp dẫn đó nha. Nhưng một điều chú ý là mở một nhà hàng không hề đơn giản như bạn nghĩ mà bạn sẽ phải làm rất nhiều và phải đặt ra rất nhiều những câu hỏi tại sao như thế nào nhé. Chính vì vậy nếu bạn không lập lên một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống chi tiết và cẩn thận thì bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với những khó khăn và thậm chí là phải đóng cửa nhà hàng. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu 10 bước chi tiết lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng thành công nhé.
Có thể bạn sẽ thích:
>> Cách Thu Hút Đông Khách Đến Nhà Hàng Ăn Uống
>> 5 Ý Tưởng Kinh Doanh Nhà Hàng Dễ Thành Công Cho Người Mới Khởi Nghiệp
1.Lựa chọn phong cách nhà hàng trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Lựa chọn phong cách nhà hàng cũng là một yếu tố giúp bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng quán ăn nhé. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh các loại nhà hàng từ sang trọng cho đến bình dân hay là kinh doanh nhà hàng thức ăn nhanh. Chính vì vậy mà lựa chọn phong cách ch quán là một quyết định ngay từ đầu khi bạn mở quán. Bạn sẽ phải cân nhắc mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn? và kế hoạch cho nhà hàng sang trọng hay là bình dân. Ngoài ra bạn cũng có thể sáng tạo thêm những ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống độc lạ chỉ có riêng bạn có để thu hút khách hàng nhé.
2.Nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng
Sau khi bạn chọn được phong cách hợp lý cho nhà hàng của mình thì bạn phải suy nghĩ tính toán nghiên cứu thị trường và phải lập kế hoạch để thành công nhé. Hãy đặt ra nhiều câu hỏi mà bạn thắc mắc và bạn cũng cần phải trả lời câu hỏi này sao cho hợp lý và xứng đáng nhé.
Tiếp theo là bạn phải phát triển nhà hàng đó phân đoạn theo từng độ tuổi và theo thu nhập của đối tượng bạn muốn hướng đến. Tùy vào đối tượng mà bạn có thể mở nhà hàng phù hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vậy mới thành công. Tiếp theo là bạn cũng phải cần phân tích đặc điểm của từ khách hàng để lựa chọn mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.
3.Cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng
Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà được rất nhiều bạn quan tâm cũng như thắc mắc rằng chi phí để mở một nhà hàng là bao nhiêu phải không nào? Với chi phí bạn bỏ ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô bạn mở nhà hàng lớn hay nhỏ? mặt bằng bạn thuê ở địa điểm nào? trung tâm hay vùng ven? Chính vì vậy mà số vốn cũng sẽ thay đổi theo nhu cầu bạn muốn. Vì thế bạn hãy nên lập một bảng dự tính chi phí mở nhà hàng. Bạn cũng phải dự trự một khoản tiền để phòng khi nhà hàng mới mở ra chưa có lãi hãy lãi rất ít thì bạn cũng có một khoản vốn để duy trì.
4.Thuê mặt bằng mở nhà hàng tốt
Để có một mặt bằng mở nhà hàng tốt thì bạn phải định hướng đâu là khách hàng chính để kinh doanh nhà hàng? Việc lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp là rất khó, bạn phải xác định thật rõ đối tượng khách hàng của bạn là ai? Và địa điểm thuê to hay nhỏ có phù hợp với đối tượng khách hàng mình mong muốn hay không? Bạn cũng phải suy nghĩ cho kĩ để tránh trường hợp mở nhà hàng lạc lõng giữa những người không có nhu cầu và quán ăn cũng không đúng phong cách của khách hàng nữa nhé.
Tiếp theo là vị trí thuê mặt bằng để mở quán ăn, bạn cũng nên khảo sát trước các địa điểm thuê để xem mặt bằng đó có tốt hay không? Bạn cũng nên đi tìm hiểu xung quanh xem tình trạng ở quanh khu đó như thế nào có tốt hay không nhé. Một mặt bằng tốt và lý tưởng phải nằm ở nơi nhiều người, khu dân cư, khu công nghiệp và trên các trục đường thuận tiện giao thông.
Tiếp theo là bạn hãy quan tâm kĩ đến hợp đồng cho thuê mặt bằng khi kinh doanh nhà hàng nhé. Với một hợp đồng kinh doanh nhà hàng thì tối thiểu là 2 năm nếu bạn thuê lâu hơn nữa thì các tốt nhé. Sau đó hợp đồng phải càng cụ thể càng tốt, ví dụ như họ cho bạn thời gian bao lâu để sửa chữa, giá thuê bao lâu thì không tăng, đòi lại nhà thì đền bù như thế nào? Bạn cũng phải ràng buộc chủ nhà hỗ trợ cho mình về những thủ tục có thể phát sinh và phải có trách nhiệm xử lý vấn đề cùng nhau cho nhanh.
5.Phong cách trang trí cho nhà hàng
Lựa chọn một phong cách thiết kế trang trí cho nhà hàng ăn uống cũng là một yếu tố khá quan trọng mà bạn cần phải chú ý tới và quan tâm đến. Đối với nhà hàng thì có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng bạn phải đảm bao rằng phong cách thiết kế hợp với nhà hàng của bạn, và thích hợp với khu vực và khách hàng sinh sống mà bạn muốn kinh doanh, để đảm bảo rằng nhà hàng của bạn sẽ mang đến không giam ẩm thức đúng như bạn mong muốn và đúng như khách hàng đang cần. Bạn cũng cần chú ý đến màu sắc cho quán sao cho hoản hảo và đẹp nhất có thể. Đây cũng là một yếu tố kinh doanh nhà hàng cực kì quan trọng mà bạn cần phải chú ý và ghi nhớ nhé.
6.Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Để thành công để có một nhà hàng đạt chuẩn thì bạn phải đảm bảo rằng những trang thiết bị đầy đủ từ cơ sở vật chất bao gồm bàn ghế đèn điện hệ thống báo cháy sự cố và đồ dùng trong nhà bếp. Và bạn cũng phải chú ý nhiều đến khu vực đón khách, khu vưc phục vụ và khu vực nhà bếp. Sau đó thì bạn cũng phải tính toán làm ước tính trước lượng khách để sắm bàn ghế trải khăn sao cho hợp lý. Đối với khu vực bếp thì bạn nên thiết kế sao cho an toàn thực pẩm và có những cơ chế nhưu thoát nước lọc dầu mỡ khử mùi và sử dụng gas an toàn.
7.Menu nhà hàng
Việc cân đối giá cả với thị trường cũng là một điều mà bạn cũng phải cân nhắc tính toán để lên menu thực đơn cho nhà hàng của mình nhé. Giá của những món ăn là phụ thuộc vào quyết định của từng chủ kinh doanh nhưng không thế mà bạn có thể hét giá lên cao để chặt chém khách là không được nhé. Bạn phải dựa vào chi phí mua nguyên vật liệu và mặt bằng giá chung để tính toán. Thông thường thì giá bán sẽ cao hơn tông giá nguyên liệu từ 30% – 40% là mức giá phù hợp phải chăng.
Tùy nhiên bạn cũng không nên bán giá quá thấp mà làm ảnh hướng đến lợi nhuận mà bạn lại bị đối thủ cho là kẻ phá giá và rất dễ các nhà hàng khác chèn ép khiên bạn không thể kinh doanh được nhé. Vì thế mà hãy để giá một cách hợp lý không quá cao cũng không quá thấp nhé.
Tiếp theo bạn cũng phải cân bằng cho thực đơn của mình sao cho ổn định và giá cả phù hợp với thị trường và phải có những phương án dự trù thay đổi khi cần thiết. Thêm một chi tiết nữa là thực đơn bạn phải làm sao cho đẹp bắt mắt mới thu hút được khách hàng. Vì thế hãy sắp xếp thực đơn của bạn sao cho đèn và đẹp để tạo cho khách hàng dễ đọc nhé.
8.Nhân viên phải chuyên nghiệp
Việc kinh doanh thành công hay thất bại cũng phụ thuộc khá nhiều vào nhân viên nhé. Tại sao lại nói là nhân viên thuộc kế hoạch kinh doanh của nhà hàng nhỉ? Bạn phải tuyển dụng được nhân viên mà quyết định chính là bạn muốn nhân viên làm gì? Bạn sẽ phải tính toàn suy nghĩ và liệt kê những công việc những trách nhiệm của từng công việc cho nhân viên. Và bạn cũng phải thiết lập bảng quy định mức lượng để đạt hiệu quả tối đa ưu tiên và bạn cũng phải nghiên cứu mức lương trong các ngành sau đó là đặt mức lương dựa trên năng lực của nhân viên nhé.
9.Xin giấy phép kinh doanh và an toàn thực phẩm
Và đây là thủ tục cuối cùng mà bạn cần phải hoàn tất trước khi mở nhà hàng quán ăn chính là xin giấy phép kinh doanh và nhưng giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Và nếu bạn kinh doanh đồ uống có cồn thì cũng phải xin giấy phép về những mặt hàng đó nhé. Và cuối cùng là bạn phải tìm hiểu những quy trình của địa phương và hãy cố gắng hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tránh gặp phải những rắc rồi về sau này.
Tiếp theo cũng là những cái mà bạn cũng phải chú ý đến chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn cũng phải đặt việc an toàn thực phẩm lên hàng đầu đối với việc kinh doanh nhà hàng quán ăn này nhé. Bạn hãy tìm hiểu những quy đinh về an toàn thực phẩm để thực hiện cho đúng tránh mắc sai lầm gây ảnh hưởng uy tín đến nhà hàng nhé.
10.Marketing và quảng bá trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống
Cuối cùng của phần lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng là bạn phải có một kế hoạch marketing và loại hình kinh doanh nhà hàng cũng không phải là ngoại lệ nhé. Tuy nhiên việc áp dụng chiếc lược marketing sẽ giúp cho nhà hàng của bạn sẽ có thêm một lượng khách tìm kiếm đến quán của mình nhé. Bạn cũng có thêm thêm chiến lực marketing với phương pháp truyền miệng và đây là cách quảng cáo cũng khá là tốt đối với việc kinh doanh thực phẩm.
Bạn phải lên kế hoạch khai trương nhà hàng, khi khai trương nhà hàng thì bạn cũng có thể dùng giấy mời dùng bữa miễn phí để có những khách hàng của bạn nhắm tới. Bạn cũng nên đăng ký quảng cáo trên phương tiện truyền thông hay là trên các tạp trí nhé.
Vậy là chỉ với 10 bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng trước khi bắt đầu nhé. Nếu bạn đang có ý định mở nhà hàng thì hãy cân nhắc thật kĩ và nắm chắc những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống. Nếu muốn thi công thiết kế quán cafe, quán trà sữa hay nhà hàng thì hãy liên hệ qua hotline: 0973.527.796 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất.